Lưu trữ ảnh an toàn không giới hạn với Bunny CDN cho Ghost
Hướng dẫn cách dùng Bunny CDN để lưu trữ và hiển thị ảnh cho Ghost CMS.
Kiếm Tiền Từ Việc Xuất Bản - Biến Tri Thức Thành Tài Sản
Tiếp cận thị trường toàn cầu một cách hiệu quả và tạo ra lợi nhuận nhanh nhất từ việc xuất bản blog và bản tin điện tử newsletter với ghost.
Có thể bạn sẽ thấy lạ khi Ghost không có thư viện quản lý media giúp bạn tìm kiếm, chọn và tái sử dụng ảnh đã tải lên để dùng cho nhiều bài viết khác nhau như những CMS khác.
Điều này bắt nguồn từ quan điểm kiên định cho rằng KHÔNG CẦN THIẾT để có một module quản lý media từ đội ngũ phát triển Ghost.
Ghost là một nền tảng chuyên blog, khác với các CMS khác, Ghost tập trung vào tạo ra các bài viết với nội dung duy nhất và tối giản database nhất có thể.
Mỗi bài blog thật sự luôn dùng các hình ảnh khác nhau, video khác nhau để tạo ra nội dung giá trị cho đọc giả.
Vậy có cần thiết để tạo ra một module quản lý ảnh tạo cồng kềnh cho core và database? Có đáng để tạo ra các rủi ro xung đột, làm chậm tốc độ phát triển và lãng phí tài nguyên hosting.
Ghost khuyến khích bạn dùng các giải pháp tiện ích bên ngoài cho media hơn (Unplash là một ví dụ), giống như họ đã đề nghị bạn dùng hệ thống bình luận bên ngoài cho Ghost thay vì xây thêm module bình luận tích hợp.
Bài viết này tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách dùng Bunny CDN để lưu trữ media (bao gồm cả video nếu cần thiết) ra bên ngoài Ghost.
Chi phí sử dụng Bunny CDN (tiên quyết phải nắm)
Lưu ý: Bunny sẽ tự trừ $1/tháng trong số dư tài khoản của bạn mỗi tháng bất kể bạn có dùng hết tài nguyên hay không và bạn phải nạp tiền vào trước để sử dụng dịch vụ Bunny.
Bunny là một dịch vụ trả phí với cấu trúc giá cực đơn giản so với hầu hết các dịch vụ tương tự.
Cơ cấu giá của Bunny dựa vào:
- Dung lượng lưu trữ. Là tổng dug lượng bạn tải lên cho video, ảnh,...
- Băng thông sử dụng. Là băng thông bạn dùng tương tự như băng thông bạn đang dùng các hosting.
- Dung lượng lưu trữ liên kết (GEO Replicate Storage). Cái này chỉ tính khi bạn bật tính năng GEO Replicate mà thôi. Mặc định là không bật và không tính phí.
Ngoài ra, Bunny còn phân ra hai "chế độ" là Volume và Standard.
Dựa vào mỗi chế độ sẽ có mức tính phí chênh lệch nhau, nhưng cũng dựa trên 2 yếu tố là dung lượng lưu trữ và băng thông mà thôi.
Tiết kiệm nhất là chế độ Volume với 8 POPs ở Châu Âu và Mỹ so với 53 POPs ở toàn cầu chế độ Standard.
Nếu bạn site nhỏ, cứ standard mà dùng cho nhanh, site lớn thì có thể xem xét Volume hoặc chuyên Video thì chắc chắn nên dùng Volume.
Theo kinh nghiệm cho thấy, site mới tạo sẽ tốn $12/năm để dùng Bunny vì khó hao hơn $1 tài nguyên. Giá rất rẻ cho một dịch vụ cực chuẩn như Bunny.
Ưu nhược điểm khi lưu trữ ảnh với Bunny
Hosting luôn có giới hạn lưu trữ nhất định, nhưng Object Storage như Bunny thì không. Bạn lưu trữ nhiều thì tính tiền nhiều, ít thì tính ít. Không có giới hạn dung lượng lưu trữ hay hết hạn tài nguyên.
Cơ bản mà nói, khi bạn lưu trữ ảnh với Bunny thì an toàn hơn rất nhiều, tốc độ load ảnh nhanh hơn, tiện lợi hơn, rẻ hơn cho nhiều site. Bạn có thể dùng cho nhiều nền tảng bao gồm cả WordPress hay site tĩnh.
Khuyết điểm là bạn phải làm thủ công, tải ảnh lên từng file một và tự sắp xếp phân loại các thư mục một cách khéo léo nhất để không bị lạc ảnh khi tìm kiếm.
Hướng dẫn sử dụng Bunny CDN
Sở dĩ tôi giải thích nhiều ở các mục trên là vì tôi không muốn bạn dùng sai cách, tính sai phí sử dụng hoặc đánh giá sai các tính năng Bunny.
Nào, bây giờ chúng ta đi vào phần chính đó là cách dùng Bunny nói chung và kết hợp với Ghost nói riêng.
Tạo Bunny storage zone để lưu trữ
Dễ hiểu, bạn tạo mới một nơi lưu trữ để bạn tải ảnh lên và lưu lại tương tự như ổ cứng máy tính của bạn.
Bạn có thể xem như bạn tạo ổ cứng và tạo các thư mục Folder bên trong để phân loại cho từng site.
Bước này rất đơn giản.
Tạo Bunny Pull Zones để lấy URL ảnh
Ở bước trên, bạn đã tạo ổ cứng lưu trữ nhưng bạn sẽ không thể dùng ảnh ở website của bạn bởi vì bạn không có URL của ảnh
Pull zone sẽ tạo URL cho ảnh, giúp bạn thêm ảnh vào website với cache và CDN tích hợp.
Bạn cấu hình Pull Zones như sau.
Ở bước #4 này, bạn hãy cẩn thận điền các domain mà bạn muốn dùng Bunny để bảo vệ site mình trước các "ảnh tặc" có thể sẽ ăn cắp băng thông ảnh của bạn dùng cho site họ miễn phí.
Cuối cùng, bạn tải ảnh lên và lấy URL của ảnh và thêm vào Ghost bằng Markdown.
Lưu ý: Bạn không cần phải dùng custom domain, cứ dùng subdomain của Bunny sẽ tiện hơn, dùng được cho nhiều site dễ hơn.
Lời kết...
Ban đầu tôi cũng nghĩ thiếu quản lý media là một thiếu sót của Ghost, nhưng sau khi đã dùng một thời gian thì phát hiện ra rằng, các nhà phát triển Ghost đã ĐÚNG.
Tại sao tôi lại cần một thư viện quản lý media trong khi sử dụng nó cực kỳ ít, hầu như không có bài viết nào tôi tái sử dụng lại hình ảnh của bài viết trước. Video cũng có thể chèn dễ dàng với Youtube hay HTML5 video player.
Họ có một tầm nhìn theo chuẩn lập trình viên, người dùng đôi khi bị thói quen và nghĩ rằng như thế sẽ tiện lợi hơn, thực ra nó đem lại rắc rối còn nhiều hơn lợi ích.
Dù sao Bunny cũng giải quyết nhu cầu cho bạn khi ảnh được bảo vệ an toàn hơn, tải ảnh nhanh hơn và dùng được cho nhiều site.
Chúc bạn thành công!
Cường đam mê xuất bản số, chuyên nghiên cứu khai thác sức mạnh của các nền tảng như ghost và WordPress, đồng thời chia sẻ các kỹ thuật viết SEO thực chiến hiệu quả dựa trên những công cụ này.
cuongthach.com
Cộng Đồng ghostFam
✨ Hãy kết nối và chia sẻ đam mê của bạn ngay trong cộng đồng ghostFam. Tham gia để cùng nhau tạo nên một sân chơi đầy ý nghĩa.